• Lễ tốt nghiệp Cử nhân Khoa Hóa học 2022
  • Hội nghị Khoa học trường Lần XIII - năm 2022, Tiểu ban Hóa học
  • Hội thi học thuật
  • Lễ tốt nghiệp Cử nhân Khoa Hóa học, năm 2021 và 2022
  • Định hướng Tân sinh viên Khóa 2021
  • Chào mừng Tân sinh viên khoa Hóa học khóa 2021
  • Trang phục đến trường của sinh viên khoa Hoá học
  • Hội thi học thuật
  • Hội thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc, lần thứ XI, năm 2020
  • Khoa Hoá học
  • CLB HOAHOC
Lưu ý
  • There is no category chosen or category doesn't contain any items

Chương trình Cử nhân tài năng ngành Hóa học

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

Phát hiện và đào tạo những sinh viên đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về Hóa học thông qua việc ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên giỏi và áp dụng phương pháp dạy - học tiên tiến, nhằm đạt chuẩn chất lượng quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp đáp ứng các yêu cầu:

- Có kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành hóa học vững vàng, trình độ chuyên môn giỏi, năng lực sáng tạo cao, có khả năng nghiên cứu khoa học độc lập và tham gia giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến hóa học cho các viện nghiên cứu, đơn vị sản xuất, các trường đại học, cao đẳng tại Tp.HCM và cả nước.

-  Có trình độ tiếng Anh tốt về cả bốn kỹ năng: đọc, viết, nghe, nói; có thể giao tiếp, trao đổi với các đồng nghiệp nước ngoài về chuyên môn và những vấn đề xã hội thông thường.

-  Có trình độ tin học thực hành tốt; có thể sử dụng thành thạo máy tính phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học.

II. LỢI ÍCH CỦA SINH VIÊN KHI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH:

-  Được tham gia học tập trong một chương trình đào tạo có nội dung được thiết kế riêng dựa trên nền tảng của chương trình đại trà để đảm bảo tính liên thông.

-  Được các nhà khoa học đầu ngành, các giáo sư, giảng viên có trình độ, kinh nghiệm và có uy tín trong nước, quốc tế trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn NCKH.

-  Được rèn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thực hành, thực tế, khả năng nghiên cứu khoa học.

-  Được trao dồi tiếng Anh chuyên ngành.

-  Được học tập trong điều kiện đầy đủ về các trang thiết bị và tài nguyên học tập.

-  Được hưởng một chính sách ưu đãi về tài chính như học bổng, kinh phí NCKH.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

-  Tên ngành đào tạo: Hóa học

-  Trình độ đào tạo: Đại học

-  Tên bằng tốt nghiệp: Cử nhân Hóa học – Hệ Cử nhân tài năng

-  Thời gian đào tạo: 4 năm

-  Tổng số tín chỉ: 140

       Chương trình đào tạo cử nhân tài năng có nội dung được thiết kế riêng với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung sâu rộng hơn theo hướng nâng cao, bổ sung chương trình đào tạo cử nhân chuẩn, đề cao tư duy sáng tạo, khả năng tự học; tăng cường kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ.

      Toàn bộ chương trình đào tạo với cấu trúc các khối kiến thức như sau: giáo dục đại cương là 56 tín chỉ, giáo dục chuyên nghiệp là 84 tín chỉ. Sinh viên phải hoàn thành 4 tín chỉ Giáo dục thể chất và 4 học phần Giáo dục quốc phòng.

1. Khối kiến thức Giáo dục thể chất & Giáo dục quốc phòng như chương trình đào tạo chuẩn.

2. Khối kiến thức giáo dục đại cương như chương trình đào tạo chuẩn, riêng các môn đại cương ngành, tin học và ngoại ngữ được tăng cường, nâng cao. Tổng cộng 56 tín chỉ.

3. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm kiến thức cơ sở và chuyên ngành bao gồm, 84 tín chỉ. Trong đó kiến thức cơ sở gồm các học phần của chương trình đào tạo cử nhân chuẩn, trong đó có 100% các học phần được giảng dạy riêng, nâng cao, và được dạy lồng ghép tiếng Anh chuyên ngành, tổng cộng 52 tín chỉ. Kiến thức chuyên ngành gồm các học phần của chương trình đào tạo cử nhân chuẩn và bổ sung một số học phần mới, trong đó có 70% các học phần được giảng dạy riêng, nâng cao, và được dạy lồng ghép tiếng Anh chuyên ngành, khoảng 25 tín chỉ.

4. Khoá luận tốt nghiệp: 10 tín chỉ.

IV. CHUẨN ĐẦU RA

So với CTĐT của hệ đại trà, thì chuẩn đầu ra của hệ CNTN có các đặc trưng sau:

-  Về kiến thức: kiến thức chuyên ngành sâu hơn, chính vì vậy mà nó sẽ đạt được mức độ cao hơn ở chuẩn đầu ra về mặt thiết kế, triển khai và vận hành (tức là nằm ở mức tư duy sáng tạo, cao hơn một mức so với bình thường)

-  Về kỹ năng: các kỹ năng cao hơn một mức. Chẳng hạn như kỹ năng nhóm thì ngoài việc đạt được các kỹ năng cơ bản của làm việc nhóm thì còn có thêm kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm. Trong kỹ năng giao tiếp thì đạt đến mức độ giao tiếp khoa học.

-   Về ngoại ngữ và tin học: đạt đến trình độ thành thạo, đặc biệt là ngoại ngữ phải đạt đến mức viết báo cáo đúng văn phong khoa học.

V. QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN

   V.1. Tiêu chuẩn và cách thức tuyển chọn sinh viên đầu vào

   Đối tượng tuyển sinh là các sinh viên:

-  Đã trúng tuyển vào hệ chính quy ngành Hóa học của Trường ĐHKHTN.

-   Tự nguyện tham gia vào Chương trình CNTN ngành Hóa học.

   Sinh viên được tuyển chọn vào hệ CNTN từ học kỳ thứ 1. Việc sơ tuyển vào Chương trình CNTN ngành Hóa học sẽ dựa trên tiêu chí ưu tiên sau:

  • Những  sinh viên đạt giải  thưởng chính  thức hay  thành  tích xuất  sắc ở bậc Trung học  trong kỳ  thi/giải  thưởng học  thuật  trong  lĩnh vực Hóa học cấp Quốc gia, khu vực và quốc tế hay kỳ thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia, khu vực và quốc tế.
  • Những  sinh  viên  đạt  điểm  số  cao  trong  kỳ  thi  tuyển  sinh  vào  Đại  học  khối  A hoặc B (không tính điểm ưu tiên). 
  • Sinh viên phải đạt phần kiểm tra tiếng Anh đầu khóa theo qui định của trường ĐHKHTN (> 5.0).

Xét tuyển:

Sinh viên sẽ trải qua vòng thi trắc nghiệm kiến thức tổng quát do Ban điều hành đề án của Khoa quy định để kiểm tra kiến thức hóa học và trình độ tiếng Anh (phỏng vấn trực tiếp). Sinh viên nào đạt vòng thi này sẽ chính thức vào học lớp CNTN năm thứ nhất.

   V.2. Quy định về việc chuyển sinh viên từ chương trình CNTN sang chương trình đại trà

Do chương trình CNTN có sự sàng lọc nên để được tiếp tục công nhận là sinh viên thuộc lớp CNTN, sinh viên cần phải thỏa điều kiện tối thiểu sau:

-  Có điểm trung bình tích lũy của năm học từ 7.0 trở lên;

-  Có điểm rèn luyện > 70;

-  Khi tốt nghiệp, điểm trung bình tích lũy của sinh viên phải từ 7,5 trở lên.

   Những sinh viên có nguyện vọng được chuyển ra khỏi lớp CNTN và những sinh viên không đáp ứng được yêu cầu về điểm trung bình tối thiểu như trên sẽ được  chuyển  sang  chương  trình  đại trà. Các môn học mà  sinh viên đã được học trong  lớp  CNTN  được  xem  tương  đương  với  các  môn  học  trong chương trình đại trà hoặc trở thành môn tự chọn (trong trường hợp không có môn học tương đương trong chương trình đại trà).

   V.3. Qui định về việc tuyển bổ sung vào chương trình CNTN

Các sinh viên hệ CNTN từ năm 2, 3 luôn được tuyển bổ sung và có sàng lọc theo đúng chỉ tiêu:

-  Những sinh viên ở hệ đại trà có nguyện vọng theo học lớp CNTN;

-  Có điểm trung bình năm học từ 8.0 trở lên;

-  Điểm rèn luyện > 70 điểm

Tuy nhiên, để nhận bằng CNTN, sinh viên từ hệ đại trà chuyển vào hệ CNTN phải đảm bảo có trên 25% tín chỉ thuộc hệ CNTN, do đó chỉ xét SV chuyển vào năm 2 & 3.

   V.4. Điều kiện tốt nghiệp của sinh viên hệ CNTN

-  Phải hoàn thành 140TC của chương trình đào tạo trong đó có ít nhất 24 tín chỉ (25% số tín chỉ) thuộc các môn học thiết kế riêng cho hệ CNTN (phải liên tục từ học kỳ 5 đến học kỳ 8).

-  Hoàn thành các môn Thể chất và Giáo dục quốc phòng như qui định.

-  Trình độ tiếng Anh tối thiểu là TOEIC 550 (hoặc tương đương).

-  Tốt nghiệp đúng thời hạn theo kế hoạch (ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được xem xét bởi ban điều hành).

-  Hoàn thành các yêu cầu về hoạt động ngoại khóa và công tác xã hội.

     Sinh viên không đủ điều kiện tốt nghiệp hệ đào tạo tài năng sẽ được xem xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng cử nhân hệ đào tạo chính quy.

VI.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

   Phương pháp giảng dạy tiên tiến từ các giảng viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu ở trong và ngoài nước. Tùy theo yêu cầu môn học, sinh viên có đề tài thực nghiệm, bài tập, thảo luận, thuyết trình, làm việc nhóm…, giúp sinh viên nắm vững bài học một cách hứng thú; khuyến khích sinh viên chủ động tìm tòi, học hỏi những kiến thức chuyên sâu liên quan đến môn học; đồng thời trang bị thêm những kỹ năng giao tiếp, hoạch định công việc, xác định mục tiêu..  cho sinh viên.

   Việc đánh giá sinh viên được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian diễn ra môn học thông qua các bài kiểm tra định kỳ, giữa kỳ, đề tài, đồ án nhóm v.v… Kết quả cuối cùng của môn học  là  tổng hợp những đánh giá đó nên mang  tính chính xác và công bằng cao. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

KHOA HÓA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 

Địa chỉ: 227 Nguyễn Văn Cừ, Q.5, TP.HCM.

ĐT: (028) 38355270

Website: http://chemistry.hcmus.edu.vn

THỐNG KÊ TRUY CẬP

8357252
Hôm nay
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
774
774
87077
8357252